Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

10 nhà thờ công giáo nổi tiếng ở Việt Nam

Đất nước ta có rất nhiều nhà thờ đẹp đến ngỡ ngàng với kiến trúc độc đáo, cổ kính. Sau đây xin đề cử danh sách 10 nhà thờ có kiến trúc đẹp nhất Việt Nam. Mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và thêm nhiều đề cử khác từ bạn đọc. Hãy bình chọn cho nhà thờ mà bạn thấy ấn tượng nhất nhé.

Kiến trúc đẹp của nhà thờ Đức Bà TP HCM, nhà thờ đá Nha Thang, nhà thờ Sa Pa… thu hút rất nhiều du khách tham quan, khám phá.

1. Nhà thờ đá Sa Pa, Lào Cai
Toạ lạc ở vị trí đắc địa: phía sau là núi Hàm Rồng che chắn, phía trước có khu đất rộng, nhà thờ đá là điểm đến không thể bỏ qua khi tới Sa Pa. Nhà thờ được xây theo hình thập giá của kiến trúc Gothic La Mã. Kiến trúc đó thể hiện ở mái nhà, tháp chuông, vòm cuốn… đều là hình chóp. Nhà thờ được xây bằng đá đẽo, liên kết với nhau bằng hỗn hợp của cát, vôi và mật mía.


2. Nhà thờ lớn, Hà Nội
Mang nét đặc trưng của kiến trúc Gothic châu Âu: tường xây cao, có mái vòm và nhiều cửa sổ, nhà thờ lớn Hà Nội ở phố Nhà Chung xuất hiện nhiều trong các bộ ảnh du lịch, ảnh cưới. Khu gần nhà thờ trở nên quen thuộc với nhiều người Hà Nội và du khách. Họ thường đến đây để nhâm nhi cà phê hoặc trà chanh và trò chuyện cùng bạn bè.


3. Nhà thờ Phát Diệm, Ninh Bình
Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm tọa lạc trên diện tích 22 ha ở thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 120 km. Đây là một công trình độc đáo vì có sự kết hợp giữa kiến trúc châu Âu và đình chùa truyền thống ở Việt Nam.


Quần thể nhà thờ được bố trí trên một mặt bằng tổng thể hình chữ Vương, không gian đóng mở theo phong cách tạo cảnh phương Đông: trước có hồ, sau có núi (thể hiện quan niệm của người Á Đông: tiền có thủy, hậu có sơn – mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp, an lành cho cuộc sống hiện tại và mai sau).

4. Nhà thờ Gỗ, Kon Tum
Nhà thờ hơn trăm tuổi là điểm đến nổi bật của TP Kon Tum với tháp chuông cao vút, mái nhọn, khung cửa hình vòm và hàng cột to tròn. Giáo đường mang đặc trưng kiến trúc Roman còn hoa văn trang trí, điêu khắc trên gỗ mang dáng dấp của văn hóa bản địa.


Tường và mái nhà thờ là đất sét và rơm đắp nên. Đất trộn rơm bện lại thành khối và đắp lên nhau tạo thành bức tường vững chắc, gắn kết với cột kèo gỗ tạo thành mô-típ kiến trúc độc đáo. Bên trong nhà thờ, hệ thống cột gỗ, rui mè chạm khắc nét hoa văn thể hiện chất đôn hậu, khoẻ mạnh của người Tây Nguyên. Khu hoa viên của nhà thờ có nhà rông mái cao, các bức tượng tạc từ rễ cây làm không gian mang đậm màu sắc đại ngàn.

5. Nhà thờ Buôn Hồ, Đăk Lăk
Có phong cách kiến trúc gần giống nhà thờ Đức Bà ở TP HCM, nhà thờ thánh Giuse ở thị xã Buôn Hồ tọa lạc trên triền đồi, nằm trong khuôn viên rộng rãi, nhìn ra quốc lộ 14.


Đây là điểm đến nổi bật của Tây Nguyên, mang phong cách Gothic, có mái vòm che cung thánh và tháp chuông đôi cao vút. Phần tiền đường gọi là Quảng trường Huynh đệ bắt nguồn từ hai đỉnh tháp chuông cao vút của Thánh đường, chảy xuống giữa 8 cột trụ bền vững ốp đá hoa cương được kết hợp hài hòa với hai vòng cung.

6. Nhà thờ đá, Khánh Hòa
Nằm trên độ cao 12 m giữa trung tâm thành phố Nha Trang là nhà thờ Chánh tòa Kitô Vua (còn gọi là nhà thờ đá, nhà thờ Nha Trang, nhà thờ Ngã Sáu). Nơi đây được xây dựng theo lối kiến trúc nhà thờ Công giáo phương Tây.


Nhìn từ xa, nhà thờ tựa như một lâu đài cổ được xây dựng bằng đá phiến màu xám. Nơi đây mở cửa đón khách các ngày trong tuần từ 8h sáng và vẫn duy trì các buổi giảng đạo vào hai buổi sáng, chiều.

7. Nhà thờ Mai Anh, Đà Lạt
Du khách thường gọi nhà thờ Domain de Marie ở Đà Lạt là nhà thờ Mai Anh vì trước đây có rất nhiều loài hoa Mai Anh Đào ở đây. Được xây dựng từ năm 1930 cho đến 1943, nhà thờ Domaine de Marie là sự kết hợp hài hòa giữa các kiểu kiến trúc phương Tây với kiến trúc dân gian của dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.


8. Nhà thờ Con Gà, Đà Lạt
 
Chính tòa Thánh Nicôla Bari là nhà thờ lớn, cổ và đẹp nhất Đà Lạt, Lâm Đồng, thường được người dân bản địa gọi thân mật là nhà thờ Con Gà do trên đỉnh tháp có hình một gà lớn.


Bên trong thánh đường có 3 gian, được thiết kế theo lối đối xứng nghiêm ngặt, cổ điển. Phía trên cửa tường lắp 70 tấm kính màu sắc.

9. Nhà thờ Đức Bà, TP HCM
Nhà thờ Đức Bà là công trình kiến trúc đặc sắc từ thời Pháp thuộc do kiến trúc sư J.Bourard thiết kế. Toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít được mang từ Pháp sang.


Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, không bám bụi rêu, hiện vẫn còn giữ màu sắc tươi sáng. Từ tháng 7/2017, nhà thờ bước vào giai đoạn trùng tu, dự kiến trong 2 năm, tạm dừng đón khách tham quan để đảm bảo an toàn.

10. Nhà thờ Tắc Sậy, Bạc Liêu
Nhà thờ Tắc Sậy thuộc huyện Giá Rai có 3 tầng, tầng trệt dành cho khách hành hương nghỉ ngơi, tầng 2 và 3 là nơi dâng Thánh lễ.


Đây còn được gọi là nhà thờ Cha Diệp vì là nơi an nghỉ của linh mục Trương Bửu Diệp. Nơi đặt phần mộ được kiến trúc như một tòa nhà rộng lớn với 3 nóc. Nóc chính giữa cao hơn hai nóc phụ, có gắn chiếc đồng hồ lớn tạo nên điểm nhấn cho tòa nhà.
Nguồn http://www.thongtindalat24h.com/2017/07/top-10-nha-tho-cong-giao-noi-tieng-duoc-biet-den-nhieu-nhat-viet-nam.html

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

40 nước không yêu cầu Visa với người Việt

*Cuộc đời đó, có bao lâu, mà hững hờ? 

Sáng cuối tuần, ad pha ấm trà Lào, mở youtube cái nghe bài hát này. Thấy thấm quá. Bèn lấy hộ chiếu ra coi, chuẩn bị đi chơi nữa. 

Nói hộ chiếu mới nhớ, nhiều bạn vẫn chưa phân biệt được hộ chiếu (passport) và visa, inbox hỏi ad miết. 

Hộ chiếu là thẻ căn cước quốc tế, ai cũng nên làm. Làm ở tỉnh (vô google chấm com, gõ "làm hộ chiếu ở tỉnh X, với X là tên tỉnh mình, sẽ biết chỗ đi nộp hồ sơ. Nhanh lắm, tự làm thì hem có tốn kém mấy).

Visa: Khi vô 1 nước khác để chơi, làm việc...phải qua an ninh xuất nhập cảnh. Thường các nước sẽ cấp visa, chứng thực là nước tao đồng ý cho người tên A, cầm hộ chiếu số 123...được vào chơi, học, làm trong khoảng thời gian là ....Mình phải đến và rời đi trong khoảng thời gian đó.

Có nhiều nước miễn visa cho công dân nước khác, ví dụ cho qua lưu trú 30 ngày không cần xin visa, mình cứ mua vé máy bay khứ hồi trong phạm vi 30 ngày, rồi đi. Có tới 48 nước mà người Việt muốn đi là đi, không cần xin trước (gu gồ coi nước nào nhé).

Nếu nước nó bắt mình phải xin visa thì phải vô trang web "đại sứ quán nước A tại Việt Nam" coi nó yêu cầu gì, rồi làm theo, nó sẽ cấp cho visa dán vô hộ chiếu của mình.

Khách sạn thì lên booking chấm com, agoda chấm com hoặc search gu gồ "hotel in A city, B district' rồi chọn khách sạn vừa túi tiền mình, đặt trước, có thể trả trước (ra ngân hàng bỏ tiền làm cái thẻ thanh toán debit Master, JCB, Visa (cũng tên visa nhưng là hãng phát hành thẻ, không phải visa của nước nào hết nhé, đừng nhầm cái này).

Vé máy bay thì liên hệ các đại lý bán vé, họ thường có thông tin mua rẻ hơn cả mình tự mua. Không thì cứ vô skyscanner chấm com hay gu gồ "air ticket from Da Nang to X, X là nơi đến. Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng mới có mấy đường bay quốc tế mới nên giá có thể rẻ hơn bay từ HN, SG".

Rủ bạn bè nào hợp rơ đi chơi với mình, còn hem có ai thì tự mình đi cũng được, tự kết bạn quốc tế trên đường sẽ thú vị hơn. Trước khi đi thì đọc kỹ về nơi sắp đến. Nên một năm đi 2-3 chuyến trong châu Á, 1 chuyến đi xa như châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, châu Đại Dương. Đừng đi nhiều quá hem có tốt cho bệnh Alzheirmer về già (hem nhớ nổi nước nào là nước nào).

Tranh thủ đi vào thứ 6, 7, CN hoặc đi xa thì kèm theo thứ 2. Tránh lễ tết của nước họ để khó khăn tàu xe khách sạn.

Phải làm cật lực để có tiền đi chơi. Nhưng muốn làm có tiền thì phải cá tính, chịu chơi, nhiều khi phải bỏ tiền đi trước cho đầu óc phóng khoáng, xong về làm tiếp. Nhất là khi thấy tụt mood (cảm giác hết muốn gì, chán nản) thì lập tức lên đường refresh cơ thể. Đi trong nước cũng được, nhất là các homestay ở xa trên núi cao, hải đảo, nên ở 3 ngày trở lên là cơ thể sẽ khoẻ lại. Còn tự tin hơn thì đi nước ngoài du lịch luôn, đừng có tiếc tiền.

Thế hệ mình nên khác, thế giới khác rồi, kinh nghiệm và lời khuyên của người già thế hệ cũ không có phù hợp nữa. Không nên bắt chước ông bà cha mẹ tích cóp mua nhà mua xe mua đất mua vàng, không dám đi đâu cả đời. Mắc mớ gì phải dành dụm cho con cháu, đời ai nấy sống, hy sinh rồi ràng buộc nhau kiểu Á châu rất mệt, hem có hạnh phúc về tinh thần. Còn trẻ, phải cố gắng GIỎI trước 30, rồi GIÀU sau 30. Chứ giàu hay nổi tiếng trước 30 tuổi thường khó giữ, do non nớt đầu óc, dễ sinh hư. Còn sau 30 mới giỏi thì khổ, "già mà giỏi" người ta nói chết.



Muốn giỏi phải đi nhiều. Can đảm và chủ động. Chinh phục và du mục, khai phá. Triệt tiêu cái bệnh "văn hoá lúa nước làng xã", đừng mãi ở một thành phố, dù nó hiện đại nhất cái xứ nào đó. Như mình nè, sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, một hôm mình chợt nhận ra là 28 năm sống ở một thành phố là quá đủ, có 200 quốc gia và 1000 nơi đáng sống nhất thế giới, mắc mớ gì cứ ở mãi một chỗ. Giới trẻ cả nước đổ xô về Sài Gòn, thì có giải pháp giao thông nào đi nữa vẫn kẹt xe tắc đường. Của cải ở đây cũng hem có được nhiều vì đông người quá, giành nhau người có chút xíu mà mệt quá.

Xong mình cứ đi lang thang, thấy chỗ nào bình yên, đẹp nhất trong mắt mình thì xin việc rồi sống. Khi nào mình tích luỹ đủ trí đủ tài để khởi nghiệp thì lại đi tỉnh xa làm một cái cơ đồ. Hiện giờ mình đang làm cho một công ty tại Lào và thấy thú vị lắm.

Nhớ nhé các bạn. Tuột mood là đi liền.

Đi đi đi. Quốc tế quốc tế quốc tế...

Admin 7.

Nguồn https://www.facebook.com/TonyBuoiSang/photos/a.512668602119337.138901.511088052277392/1673435889375930/?type=3&theater